Tasting Notes
Hương thơm: Một bó hoa thơm, trái cây ngọt ngào, và gia vị tinh tế.
Vòm miệng: Sự phức tạp vô tận. Hương Ethereal của mật hoa hồng khô, trái cây, hoa nhài, da, nhục đậu khấu, gỗ đàn hương, mật ong và vỏ gỗ, nghệ tây, hộp xì gà và hạt rừng được tăng cường bởi chiều dài vô hạn.
Kết thúc: Gỗ sồi duyên dáng, hương hoa, trái cây, tinh tế, giàu mật hoa.
Remy Martin Louis XIII:
Trong khi cuộc đời được tính bằng năm thì hãng rượu Remy Martin đã có tuổi đời đã 286 năm tính cho đến năm 2010. Câu chuyện về huyền thoại một loại rượu cognac mang tên Louis XIII bắt nguồn từ năm 1821 khi Remy Martin đệ tam (đời thứ III) đã phối chế thành công một mẻ rượu eaux-de-vie để dùng trong tương lai. Về sau này con trai của ông ta là Paul- Emile Remy Martin thừa hưởng bí quyết này và luôn cả mẻ rượu được cha ông đã pha chế ra ngày trước. Ông dùng nó để phối chế ra một loại rượu Cognac đặc biệt đặt tên là Louis XIII và đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu này vào năm 1874. Loại rượu này được từng được dùng để thết đãi vua George VI (đệ lục) và nữ hoàng Elizaberth của nước Anh tại cung điện Versailles nhân chuyến viếng thăm nước Pháp của hoàng gia Anh ngày 21/07/1938 và được chọn thêm một lần nữa để thết đãi nữ hoàng Elizaberth II nhân chuyến thăm nước Pháp vào tháng 4/1957. Thủ tướng Anh quốc lúc bấy giờ là Sir Winston Churchill dùng để ăn mừng chiến thắng của đảng Bảo Thủ do mình lãnh đạo trong cuộc bầu cử vào năm 1951. Giới showbiz như Elton John, nhà thiết kế thời trang như Chritian Dior và chính trị gia như Bill Clinton đều là những người đam mê rượu Louis XIII.
Từ ngày cho ra đời nhãn hiệu Louis XIII đến nay đã trải qua 4 đời của “cellar master”, rượu Louis XIII được hoàn thiện thành một loại rượu độc nhất vô nhị pha chế từ hơn 1.200 loại eaux-de-vie được ủ trong những thùng gỗ sồi Limousin từ 40 đến 100 năm và tất cả đều là Grande Champagne (vùng cho ra rượu ngon nhất của làng Cognac). Rượu mang hương vị của nhựa cây, mật ong, mận chín, kim ngân, gỗ, da thuộc, chanh dây. Tất cả tạo nên loại rượu cognac hoàn hảo và uy tín nhất trên thế giới. Riêng kiểu dáng chai cũng rất đặc biệt so với thế giới còn lại của những chai rượu mang kiểu dáng đặc biệt khác. Đấy là bản sao của một bình flask kim loại được Emile Remy Martin tìm thấy tại vùng Jarnac. Riêng về lịch sử ra đời của chiếc bình này có nhiều câu chuyện khác biệt nhau theo kiểu truyền miệng “tam sao thất bổn” gây ra nhiều ngộ nhận. Có câu chuyện cho rằng chiếc bình này là của vua Louis XIII trong lúc hành quân đánh trận đã làm rơi ở Jarnac. Remy Martin tìm được chiếc bình này nên mô phỏng theo kiểu dáng rồi đặt tên vua Louis XIII cho rượu của mình luôn. Lại có một thông tin khác nói rằng rượu này là rượu của vua Louis XIII thường uống lúc sinh thời nên được đặt tên Ông. Tìm hiểu sâu về thời điểm tìm ra chiếc bình flask và tham khảo với một số tài liệu lịch sử nước Pháp thời điểm bấy giờ mới hé lộ ra một câu chuyện khá lý thú về chiếc bình này.
Chiếc bình pha lê Baccarat có thiết kế theo kiểu “Fleur de lis”. Thế thì “fleur de lis” là gì? Đó là được viết theo tiếng Pháp khi dịch sang tiếng Anh là Flower of Lily mà tiếng Việt có nghĩa là hoa lily. Hình tượng hoa lily này được dùng để trang trí trên các hoa văn thời lúc bấy giờ. Sau này nó được vua Pháp Louis XIII (1610 – 1643) dùng làm biểu trưng cho quyền lực của mình. Về kiểu dáng chiếc bình là bản sao giống như chiếc bình flask kim loại tìm được ở vùng Jarnac nơi xưa kia xảy ra chiến tranh tôn giáo giữa một bên là những người theo Thiên Chúa Giáo La Mã và bên kia những người theo đạo Tin Lành (1562 – 1598). Quân đội hoàng gia Thiên Chúa giáo đứng đầu là Công tước xứ Anjou đồng thời cũng anh trai của vua Charles IX thời bấy giờ, sau này ông lên ngôi vua lấy hiệu là Henry III. Những người theo đạo Tin Lành cũng được lãnh đạo bởi một thành viên hoàng gia khác đó là “hoàng tử xứ Conde”. Hai vị tướng lãnh này đều mang dấu hiệu “fleur de lis” trên cánh tay. Sự xuất hiện biểu trưng này trên chiếc bình không đủ để cho biết chủ nhân của chiếc bình cổ thực ra thuộc bên phe nào. Năm 1860, ông Remy Martin đi ngang qua nơi vùng xưa kia từng xảy ra chiến tranh tôn giáo giữa hai phe rồi tình cờ ông gặp một người nông dân và biết ông này hiện đang sở hữu một chiếc bình rượu cổ và hai khẩu súng cổ mà ông này tìm được trên mảnh ruộng của mình. Ông liền bỏ tiền ra mua lại và sau đó mô phỏng theo kiểu dáng chiếc bình flask này để làm ra chiếc bình đựng thứ rượu Cognac quý hiếm do ông làm ra để cung cấp cho các cung điện hoàng gia ở Châu Âu. Sau đó không lâu ông đã tặng chiếc bình cổ đó lại cho viện bảo tàng Cluny tại Paris.
Có một câu hỏi đặt ra ở đây rằng: tại sao chiếc bình này được gọi là bình Louis XIII trong khi chiếc bình đã có hơn 50 năm tuổi vào lúc vua Louis XIII chính thức lên ngôi năm 1610? Thực ra không ai biết chính xác tại sao chiếc bình này được đặt tên như thế. Chỉ có 2 dữ kiện để giải thích cho cách đặt tên này. Một là hình dáng và hoa văn trang trí của chiếc bình mang nặng ảnh hưởng của nền nghệ thuật phục hưng thời La Mã do Valois du nhập vào Pháp và rất được ưa chuộng trong suốt thời gian tại vị của vua Louis XIII (1610 – 1643). Hai là Louis XIII chính là con của vua Henry IV và là cháu nội của vua Henry III người lãnh đạo phe Thiên Chúa Giáo chiến thắng phe Tin Lành trong cuộc chiến tại Jarnac năm nào.
Tóm lại các thời điểm đáng nhớ như sau:
1562 - 1598: Người ta tin rằng khoảng thời gian ra đời của chiếc bình này trùng với thời gian xảy ra chiến tranh tôn giáo tại Pháp.
1610: Vua Louis chính thức lên ngôi và làm vua đến năm 1643. Trong thời gian tại vị, ông rất chuộng biểu tượng fleur-de-lis. Một trong các lý do chính để hãng Remy Martin đặt tên cho chai rượu Louis XIII sau này.
1724: Hãng Remy Martin được thành lập.
1860: Paul-Emile Remy Martin (đời thứ 4) mua lại chiếc bình flask tìm được ở Jarnac.
1874: Paul-Emile Remy Martin lần đầu tiên bán ra loại rượu Louis XIII đựng trong chiếc bình phỏng theo chiếc bình cổ này.
Từ năm 1936 trở về trước, chiếc bình được làm bằng thủy tinh và trông không được hoàn hảo như chiếc bình thời bây giờ. Năm 1936 lần đầu tiên Remy Martin dùng chai pha lê Baccarat đầy tính mỹ thuật để chứa rượu Louis XIII. Quá trình sản xuất chai này phải cần đến 26 thợ thủ công mới làm ra được kiểu chai như thế này. Các phiên bản chai thế hệ đầu tiên cho đến tận 1970 chai được sản xuất thủ công và nắp chai (stopper) hình giọt nước có gai. Các phiên bản thời hiện đại sau này được sản xuất công nghiệp hàng loạt nên các gai ngắn hơn và nắp chai được trang trí bằng biểu trưng fleur-de-lys của vua Louis XIII. Cổ chai được dát vàng 24K để tăng tính thẩm mỹ và tôn cao giá trị của chai rượu.
Rượu Louis XIII có nick name là “Louis Trey”. Chữ “Trey” là tiếng Anh vay mượn của tiếng Pháp có nghĩa là kết quả con số 3 sau khi đổ một con xúc xắc hay rút một lá bài. Bề mặt chai có ba vòng tròn fleur-de-lis mang hình tượng giống như thế. Chai Louis XIII miniature 50ml lại được hãng Remy Martin goi là “Louis Petit”. Petit là tiếng Pháp có nghĩa là nhỏ. Người giữ kỷ lục khó bị đánh bại về số lượng chai mini Louis XIII là ông Chan Wai Man người Hồng Kông hiện là chủ tịch hội rượu mẫu Hồng Kông. Ông hiện sở hữu tổng cộng 24 chai Louis XIII mini của 14 năm sản xuất khác nhau!!! Mới đây nghe nói con số này đã lên đến 30 rồi!!! Rất ít tài liệu nói nhiều về các năm sản xuất của loại rượu này. Qua tham khảo của nhiều tài liệu và hỏi nhiều tay sưu tập cũng không có thông tin gì nhiều. Louis XIII loại chai mini hiện hữu có thể tìm thấy được dưới 4 phiên bản chính: 2 phiên bản cũ được sản xuất ra vào những năm 1950s và 1970s và 2 phiên bản mới được sản xuất ra vào những năm cuối 90s và 2000 mà hiện tại còn đang được tìm hiểu xác thực sản xuất vào năm nào mặc dù chỉ mới xuất hiện thôi. Chắc có lẽ đợi khi nào có dịp qua Hong Kong phỏng vấn Mr Chan, lúc đó mới có thông tin chính xác. Căn cứ vào hình dạng chai lớn Louis XIII – Celebrate Year 2000 so sánh với 2 phiên bản mới, tạm thời tôi đoán chắc phải được sản xuất từ năm 2000 trở về sau nên xin tạm gọi là “phiên bản 2000 đời đầu” và “phiên bản 2000 đời cuối”. Nếu ai có ý kiến gì khác thì xin góp ý nhé.
Rượu Remy Martin Louis XIII Black Pear giá tham khảo: $23K (tại 2015)
Đóng